Xe cộ

Những lưu ý để điều khiển xe máy an toàn trong dịp lễ sắp tới

Ảnh

Những lưu ý để điều khiển xe máy an toàn trong dịp lễ Tết

Trong dịp nghỉ lễ, nhiều người sẽ chọn xe máy làm phương tiện về quê hoặc đi du lịch ngắn ngày. Vậy bạn cần lưu ý điều gì khi điều khiển xe máy vào dịp nghỉ lễ để tránh những rủi ro đáng tiếc? Hãy khám phá cùng MSIG Việt Nam ngay nào.

Kiểm tra xe

Trong mọi hành trình bằng xe máy, người lái xe cần có sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, thời gian và hành lý.

Trước khi khởi hành, bạn phải kiểm tra xe thật kỹ vì xe không ở trong tình trạng tốt rất dễ hỏng hóc giữa đường. Nếu bạn có các kiến thức cơ bản về xe máy thì có thể tự kiểm tra tại nhà. Còn không, bạn nên đăng kí trước lịch bảo dưỡng tại các đại lý dịch vụ để tránh tình trạng phải  chờ đợi.

Các bộ phận cần được ưu tiên kiểm tra và bảo dưỡng là lốp, phanh (trước, sau), cụm đèn xe (pha, hậu và xi nhan), gương chiếu hậu… Nhớ mang theo các dụng cụ sửa chữa vì không loại trừ khả năng chính bạn sẽ phải đóng vai làm thợ sửa xe giữa đường.

Chuẩn bị hành lý gọn gàng

Nếu di chuyển bằng xe máy, người điều khiển phương tiện cần sắp xếp hành lý gọn gàng, không nên cố mang quá nhiều hành lý. Bạn có thể gửi những hành lý to lớn, nặng nề bằng xe khách hoặc xe chuyển hàng.

Tốt nhất, bạn chỉ nên để các vật dụng cá nhân, đồ đạc gọn nhẹ trong một balô để phía trước và hành lý nên được buộc chắc chắn ở phía sau xe. Việc mang hành lý gọn nhẹ tạo tâm lý thoải mái cho người lái, tránh tình trạng quá tải, vướng víu dễ dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

Trang bị đồ bảo hộ an toàn

Không chỉ chuẩn bị cho phương tiện, bạn cũng cần đảm bảo an toàn cho bản thân. Nên mặc áo khoác, quần dài, đeo găng tay và mang giày để giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết trở lạnh.

Trang bị đồ bảo hộ khi di chuyển bằng xe máy

Nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi đường. Nếu có thể, bạn nên mặc thêm giáp bảo hộ, giày cổ cao và găng tay có lớp bảo vệ để tránh những chấn thương nghiêm trọng khi gặp tai nạn.

Ngoài ra, với những chuyến đi xa có di chuyển vào buổi tối, bạn cần có áo phản quang để xe đi ngược chiều dễ nhìn thấy mình để tránh.

Chọn thời gian xuất phát hợp lý

Bạn hãy tính toán thời gian phù hợp tùy theo quãng đường về quê hay du lịch của bạn xa hay gần. Ví dụ, nếu bạn định xuất phát buổi sáng thì nên đi sớm hơn 1h-1,5h so với giờ cao điểm vì dịp lễ, Tết, việc di chuyển trong nội đô rất khó khăn, cung đường nào cũng tắc nghẽn. Không nên đi quá sát giờ, vội vã, gấp gáp khiến bạn phải đi nhanh hơn, điều đó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chính bạn. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích có cồn và cần phải ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cũng như sự tập trung khi bắt đầu chuyến đi.

Chú ý thời tiết

Bạn cũng nên cân nhắc có khởi hành hay không nếu như gặp thời tiết xấu. Bởi, nguy cơ tai nạn trong điều kiện thời tiết xấu thường cao gấp đôi, gấp ba lần so với bình thường.

Đi đúng luật, đúng tốc độ

Vào dịp lễ, Tết, các phương tiên lưu thông rất đông đúc, đặc biệt là các cửa ngõ, bến xe. Vì thế, bạn cần phải giữ kiên nhẫn khi lưu thông.

Bạn cần lưu ý đi đúng tốc độ quy định. Việc đi đúng tốc độ quy định vừa giúp bạn luôn chủ động trong mọi tình huống, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bạn cũng cần đi đúng làn đường, giữ khoảng cách an toàn. Tuyệt đối không vượt lên rồi đột ngột giảm tốc, bởi hành động này rất dễ gây tai nạn. Đặc biệt, bạn không được phép lái xe trong tình trạng say xỉn.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khoảng 60-100km di chuyển, bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi. Bạn có thể ghé các trạm dừng chân, quán cà phê hoặc quán ăn để tạm dừng trong khoảng 15-20 phút. Điều này vừa giúp bạn đảm bảo thể trạng tốt nhất, vừa giúp xe bớt nóng máy. Nếu buồn ngủ trong lúc lái xe, bạn nên tìm nơi nghỉ ngơi ngay lập tức. Không được cố gắng chạy tiếp, vì hành động này rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

Và cũng đừng quên mang theo những giấy tờ quan trọng như giấy phép lái xe, bảo hiểm TNDS bắt buộc, giấy đăng ký xe... Nếu chưa kịp trang bị bảo hiểm, MSIG sẽ hỗ trợ bạn mua online trong 3 phút và giao giấy chứng nhận tận tay.

Tham khảo thêm Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc từ MSIG Việt Nam tại:

Nghị định mới về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) bắt buộc và những điểm cần lưu ý

Ảnh

Các điểm mới trong Nghị định về bảo hiểm TNDS Bắt buộc

Nghị định 03/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/01/2021 đã quy định nhiều điểm mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới từ ngày 01/03/2021.

1. Chấp nhận Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử

Với mục tiêu giảm thiểu các giấy tờ hành chính, bắt đầu từ tháng 3, người tham gia giao thông có thể sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử còn hiệu lực khi tham gia giao thông để xuất trình khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng.

Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 03, trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phí bảo hiểm có thể cao hơn tối đa 15%

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 03/2021 quy định: căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm; mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.

Như vậy, theo Nghị định mới về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự, phí bảo hiểm có thể có sự khác nhau giữa các công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như năng lực bảo hiểm và cả yếu tố khách quan như mức độ lái xe an toàn của người được bảo hiểm.

3. Thời hạn bảo hiểm kéo dài tối đa 03 năm

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021, thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm như sau:

  • Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và tối đa là 03 năm (quy định mới);
  • Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 01 năm (quy định mới);
  • Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm sẽ dưới 01 năm:
    • Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
    • Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm theo quy định của pháp luật;
    • Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an (quy định mới);
  • Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 01 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó.

4. Tạm ứng bồi thường trong 3 ngày

Nghị định mới quy định trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

  • Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
  • 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
  • 50% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
  • Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
  • 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
  • 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

5. Chi hỗ trợ nhân đạo

Theo Nghị định mới, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới để thực hiện các hoạt động chi hỗ trợ nhân đạo trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 của Nghị định.

Cụ thể, mức chi hỗ trợ nhân đạo được quy định như sau:  30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

Tổng kết lại, có thể thấy Nghị định mới của Chính phủ đã phần nào cải tiến và giảm tải những thủ tục hành chính cho người tham gia giao thông. Vì vậy, hãy chủ động trang bị Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc để có thể giảm thiểu những rủi ro tai nạn trên đường.

Để có hành trình lái xe an toàn và trọn vẹn, tham khảo thêm về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MISG trên website mua trực tuyến tại đây:

Những hiểu lầm cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc

Ảnh

Hiểu lầm về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc là một trong những giấy tờ cần thiết và quan trọng đối với chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn có rất nhiều những hiểu lầm cơ bản về sản phẩm bảo hiểm này.

Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc là Bảo hiểm xe máy

Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc là đây là Bảo hiểm xe máy. Tức là khi mua xong, nếu có bất cứ vấn đề gì như hỏng hóc, tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ phải đứng ra để bồi thường thiệt hại cho cả người và xe. Đây là nhận định hoàn toàn không đúng về Bảo hiểm TNDS Bắt buộc. Nhưng trên thực tế, lại có một bộ phận lớn người tham gia giao thông lại có những hiểu lầm như vậy.

Bảo hiểm TNDS Bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà nếu không may có tai nạn xảy ra, Công ty Bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính của các bên liên quan. Điểm mấu chốt chính là chủ thể được bảo hiểm là bên thứ ba, người bị thiệt hại do tai nạn mà chủ xe gây ra chứ không phải chủ xe hoặc xe.

Giống như cái tên của loại hình bảo hiểm này, chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông bắt buộc phải có giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS Bắt buộc. Trường hợp không tham gia hoặc không xuất trình được bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì sẽ bị xử phạt theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự sẽ bị phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng nếu không xuất trình được Bảo hiểm TNDS Bắt buộc còn hiệu lực. Tương tự, mức phạt cho hành vi trên áp dụng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô là từ 400.000-600.000 đồng.

Cứ gặp tai nạn là sẽ được “bảo hiểm”

Có rất nhiều chủ xe cơ giới nhầm tưởng rằng chỉ cần mua bảo hiểm là được “bảo vệ”, “cứ gặp tai nạn là sẽ được bồi thường”. Tuy nhiên, tất cả các loại hình bảo hiểm có mục đích giúp người mua được chia sẻ rủi ro, và Bảo hiểm TNDS Bắt buộc cũng không phải ngoại lệ.

Bảo hiểm TNDS Bắt buộc sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp như: hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại; lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới; lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe... Nội dung này sẽ có trong phần loại trừ bảo hiểm, theo quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của Chính phủ và Bộ Tài chính. Như vậy, chủ xe cơ giới nên đọc kỹ và nắm rõ thông tin trước khi mua.

Để có hành trình lái xe an toàn và trọn vẹn, tham khảo thêm về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MISG trên website mua trực tuyến tại đây:

Làm thế nào để nhận được bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc?

Ảnh

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) chi trả bồi thường như thế nào

Khi bị tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc có thể được bồi thường thiệt hại từ doanh nghiệp bảo hiểm. Bạn có biết, khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm chi trả thế nào? Hãy cùng MSIG tìm hiểu thêm về quy trình này nhé.

Mức chi trả bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới

Theo Điều 5 Nghị định 22/2016/TT-BTC, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm TNDS bắt buộc xe cơ giới gồm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;
  • Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Theo Điều 9 Nghị định 22/2016/TT-BTC, số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả như sau:

  • Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn;
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/01 vụ tai nạn;
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/01 vụ tai nạn.

Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại;
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới;
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe…

Thủ tục chi trả bảo hiểm TNDS bắt buộc xe cơ giới

Bước 1: Hoàn thiện Hồ sơ bồi thường

Điều 14 Nghị định 22/2016/TT-BTC quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường.

Theo khoản 6 Điều 17 Nghị định này, khi xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới có trách nhiệm cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường hoặc tạo điều kiện, phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để thu thập các tài liệu theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường

Theo Điều 15 Nghị định 22/2016/TT-BTC thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định như sau:

  • Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định và hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới cho doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ;

Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

Đây là 02 bước cơ bản để có thể hoàn thiện thủ tục chi trả bảo hiểm TNDS bắt buộc, để có thể tìm hiểu thêm, khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm để nắm rõ hơn. Để có hành trình lái xe an toàn và trọn vẹn, tham khảo thêm về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MISG trên website mua trực tuyến tại đây:

7 mẹo mang lại cảm giác lái xe tự tin cho tài xế

Ảnh

Mang bảo hiểm TNDS là một trong các mẹo để lái xe tự tin

Lái xe là kỹ năng cơ bản nhưng cần thời gian luyện tập để thành thạo. Đặc biệt, sự điềm tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết với mỗi tài xế khi ngồi trước vô lăng. 7 mẹo sau đây sẽ giúp các tài xế có được cảm giác tự tin và an toàn nhất khi lái xe.

“Nằm lòng” các tính năng an toàn

Trước khi thực sự cầm lái, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ kiến thức cơ bản về cách xử lý tình huống bất ngờ, ví dụ như bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của tất cả người ngồi trên xe.

 

Tập trung cao độ khi cầm lái

Không nên sử dụng điện thoại để xem phim hoặc nhắn tin khi cầm lái, thậm chí kể cả lúc dừng đèn đỏ bởi hành động này sẽ khiến bạn phân tâm. Bên cạnh đó, tất cả những yếu tố làm bạn dời mắt dù chỉ vài giây cũng có thể gây tai nạn. Vì thế, hãy tập trung cao độ khi ngồi sau vô lăng để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Mang đầy đủ giấy tờ

Hãy tạo cho bản thân thói quen luôn mang đầy đủ giấy tờ xe, cơ bản nhất là bằng lái, đăng ký xe và Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc.

Đừng quên trang bị cho mình Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc của MSIG Việt Nam để có hành trình lái xe an toàn nhất.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) MSIG Việt Nam

 

Thắt dây an toàn

Ngay khi ngồi lên xe, thắt dây an toàn là điều đầu tiên mà tài xế nên làm. Dây an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ gây thương tích và nguy cơ chấn thương từ mức trung bình đến nghiêm trọng.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Thậm chí, người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn trong lúc xe đang chạy cũng sẽ bị xử phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng.

Duy trì tốc độ cho phép

Để giữ an toàn khi di chuyển trên các địa hình trơn trượt, đường hẹp, leo dốc, cua gấp hoặc nhiều gió, các tài xế nên duy trì tốc độ ổn định hoặc giảm tốc độ để làm chủ tay lái. Việc này cũng giảm thiểu việc bị xử phạt do các lỗi vi phạm về tốc độ khi di chuyển trên đường quốc lộ.

Giữ khoảng cách an toàn

Khi di chuyển trên các địa hình khác nhau, khoảng cách giữa các xe cần được duy trì ở mức độ phù hợp tránh tình trạng không có đủ không gian và thời gian xử lý khiến xảy ra va chạm khi các xe đổi làn hoặc vượt lên phía trước. Đặc biệt trên cung đường cao tốc, không nên đi sát phía sau hay vượt lên trước tạt đầu những xe tải lớn, xe container.

Một trong số các mẹo mà tài xế thường truyền tai nhau để giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông chính là “quy tắc 2 giây”. Theo đó, để xác định được khoảng cách an toàn, bạn nhìn vào xe trước mình chạy qua một điểm cố định nào đó như biển báo, cái cây… để làm cột mốc cho riêng mình. Sau đó bắt đầu đếm đến 2 giây. Nếu nhẩm xong mà xe bạn chưa tới mốc bạn chọn trước thì đó là khoảng cách an toàn.

Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm

Hãy cố gắng hạn chế thời gian phải lái xe vào ban đêm. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên di chuyển với tốc độ chậm để tránh những tình huống bất ngờ trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đồng thời, hãy chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe di chuyển phía ngược lại và giữ sạch kính chắn gió phía trước để sẽ để đảm bảo tầm nhìn.

Kinh nghiệm khi đi phượt cùng bé

Ảnh

Kinh nghiệm đi phượt cùng trẻ nhỏ

Đi phượt là một trong những cách giúp người lớn và trẻ em cùng tận hưởng và trải nghiệm các hoạt động ngoài trời. Nhiều nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng những đứa trẻ được đi “du lịch bụi” sẽ thông minh, vui vẻ hơn, chu đáo và ít lo lắng hơn những đứa trẻ dành nhiều thời gian ở nhà. Tuy nhiên việc đi phượt với trẻ nhỏ lại không hề đơn giản. Bài viết sẽ chỉ ra 4 kinh nghiệm khi đi phượt cùng bé.

Lập kế hoạch chuyến đi thật chi tiết

Đi phượt với các bạn nhỏ đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải xử lý hàng loạt những vấn đề phát sinh. Những vấn đề có thể rất nhỏ như quên đồ, mất đồ hay sức khỏe hoàn toàn có thể làm hỏng cả chuyến đi mà gia đình đang háo hức. Một số gợi ý dành cho bạn khi lên kế hoạch đi phượt với trẻ nhỏ:

  • Xác định địa điểm: Địa điểm xa hay gần không quá quan trọng bằng việc điểm đó có đầy đủ tiện ích, cơ sở để giúp các bé có thể vui chơi và nghỉ ngơi trong cả chuyến đi hay không. Nếu đó là một chuyến dã ngoại như leo núi, hãy đảm bảo bạn cần chuẩn bị đồ đạc từ A đến Z theo đúng lịch trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
  • Xác định thời gian: Một chuyến đi phượt thường không nên diễn ra vào chủ nhật, bởi trẻ cần có thời gian nghỉ sau chuyến đi để hồi sức cho tuần mới. Hãy nhớ rằng đi phượt với trẻ em không thể “tùy hứng”.
  • Xác định thời gian chi tiết cho từng hoạt động: Nghe thì có vẻ quá tỉ mỉ nhưng việc xây dựng lịch trình chi tiết, ngày nào, giờ nào sẽ làm gì có thể giúp bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Như vậy, bạn cũng bóc tách được thời gian cần thiết để chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cho những hoạt động của bé sắp tới.
Lập kế hoạch chi tiết khi đi du lịch cùng bé

 

Liệt kê những đồ đạc nên và nhất định phải mang

Các thiết bị gọn nhẹ đa năng cho trẻ em sử dụng được trong nhiều mùa như mũ, kính, balo, quần áo, đặc biệt là một chiếc balo nhẹ khi đi phượt có thể rất đắt tiền, nhưng lại là những vật dụng rất cần thiết. Thêm vào đó, nếu xác định đây là một chuyến đi cắm trại, một chiếc túi ngủ trẻ em tốt hoặc đệm ngủ cỡ nhỏ, và ba lô thoải mái sẽ giúp bạn nhàn hơn khi trẻ sẽ tự giác sinh hoạt với đồ vật mình yêu thích.  

Ngoài ra, luôn có sẵn túi thuốc cơ bản cho trẻ, và có thể cắt giảm tùy theo từng chuyến đi. Những thuốc tối cần thiết gồm có: thuốc hạ sốt, men tiêu hóa, xịt phỏng, cặp nhiệt độ, băng dán, nước muối sinh lý, xịt mũi, ngoài ra là có thể máy xông mũi, thuốc xông, dầu tràm, kem xịt muỗi/côn trùng cắn, kem chống nắng...

Liệt kê những đồ đạc cần mang  trước chuyến đi

 

Tính toán lượng thực phẩm chính xác

Tùy thuộc vào độ tuổi và sự năng động của trẻ, chúng có thể sẽ cần 1200-2000 calo mỗi ngày. Một đứa trẻ 8 tuổi có thể cần 1500 calo mỗi ngày trong các chuyến đi du lịch bụi.

Việc mang theo quá nhiều thức ăn cũng có thể khiến chuyến đi nặng nề hơn. Hãy lập một bảng tính liệt kê mỗi ngày, chúng ta sẽ ăn gì và thực phẩm có bao nhiêu calo. Bạn chỉ cần mang thêm một bữa ăn để đề phòng trường hợp trẻ bị đói.

Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết

Đã là đi xa thì không thể bỏ qua các giấy tờ quan trọng, không chỉ cho trẻ và cho cả gia đình.

Một số giấy tờ có thể kể ra như:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu. Tốt nhất là làm luôn hộ chiếu cho trẻ để tiện mang đi thay vì một tờ giấy A4;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của bố mẹ;
  • Giấy tờ xe (Bằng lái, Đăng ký xe, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc).

 

Để có hành trình lái xe an toàn và trọn vẹn, tham khảo Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc của MISG trên trang web trực tuyến tại:

Bạn đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ khi tham gia giao thông chưa?

Ảnh

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi tham gia giao thông

Nếu điều khiển phương tiện mà không mang giấy phép lái xe có thể bị phạt lên tới 6 triệu đồng, không có đăng ký xe có thể bị tịch thu phương tiện, tem đăng kiểm quá hạn cũng bị phạt rất nặng... Hãy cùng MSIG Việt Nam khám phá thêm về những loại giấy tờ cần phải có khi tham gia giao thông nhé.

Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ trong thời gian này tăng cường nhận thức của người dân trong việc rà soát lại các loại giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông, đối với cả ôtô và xe máy.

Các giấy tờ cần thiết đối của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi ra đường bao gồm giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe và Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc. Riêng đối với ôtô cần có thêm tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

Những giấy tờ cần chuẩn bị khi tham gia giao thông

Một điểm đáng chú ý, nếu như đối với ôtô việc có giấy chứng nhận bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc là điều kiện cần thiết khi đi giám định phương tiện và thường được mang theo, thì đối với xe máy đây là loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện giao thông thường xuyên không đem theo.

Bảo hiểm Bắt buộc Trách nhiệm Dân sự (TNDS) của chủ phương tiện là loại bảo hiểm chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp chủ xe gây tai nạn. Nếu thiếu bất cứ giấy tờ nào nêu trên, người lái xe sẽ bị xử phạt. Cụ thể mức phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

  • Giấy đăng ký xe:
  • Không có: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (đối với xe ô tô);
  • Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng
  • Giấy phép lái xe
  • Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 6.000.000 đồng
  • Không mang theo : Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới
  • Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng.

Nếu chưa có Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc hoặc bảo hiểm đã hết hạn, bạn có thể mua ngay trên trang web của MSIG Việt Nam. Mua online 3 phút, nhận ngay Giấy chứng nhận điện tử tại:

Để chuyến đi đường dài không còn đáng lo

Ảnh

Đừng quên trang bị bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) bắt buộc cho chuyến đi đường dài trọn vẹn

Lái xe đường dài chưa bao giờ là dễ dàng, kể cả với những người có thâm niên lâu năm, bởi bạn phải dành rất nhiều sự tập trung và tâm trí để đảm bảo có một chuyến đi an toàn. Hãy theo dõi những lưu ý dưới đây của MSIG để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi bạn nhé!

Lên lịch trình cụ thể về điểm đến và những điểm dừng chân dọc đường

Việc vạch sẵn lộ trình di chuyển cụ thể cũng như xác định những điểm dừng chân dọc đường đi sẽ giúp lái xe chủ động hơn trong chuyến đi xa của mình. Ngoài ra, trong những tình huống bất ngờ như lạc đường hoặc hết nhiên liệu, bạn cũng có thể xác định rõ địa điểm mà mình cần đến tiếp theo.

Xác định những điểm dừng chân dọc đường đi sẽ giúp lái xe chủ động hơn trong chuyến đi xa

 

Bên cạnh đó, nếu phải di chuyển trong nhiều ngày liên tục, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu trong ngày đầu tiên bạn quyết định lái xe 7 tiếng/ngày thì hãy giảm bớt xuống còn 5 tiếng trong ngày tiếp theo để tránh cơ thể bị mệt mỏi hay quá sức bất ngờ.

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng ô tô được phân loại theo các mục đích: chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ các đèn đầu được dùng để chiếu sáng khi đi vào ban đêm, hệ thống đèn xi nhan và báo nguy để ra tín hiệu báo rẽ và cảnh báo nguy hiểm cho các xe khác cũng như người đi bộ. Ngoài hệ thống chiếu sáng nói chung, xe còn được trang bị các hệ thống có các chức năng khác nhau tuỳ theo từng thị trường và loại xe.

Hãy kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng trước khi xuất phát

 

Kiểm tra ô tô kĩ lưỡng trước chuyến đi

Trước mỗi chuyến đi xa, bạn nên mang ô tô của mình đến các cơ sở bảo dưỡng để kiểm tra kĩ lưỡng và sửa chữa nếu cần thiết. Ắc quy, động cơ, dầu xe, áp suất lốp, nhiên liệu, phanh và đèn xe là những bộ phận mà các lái xe nên kiểm tra thật kĩ, tránh trường hợp xe bị trục trặc trên đường đi, gây nguy hiểm cho lái xe.

Nên kiểm tra thật kĩ tránh trường hợp xe bị trục trặc trên đường đi, gây nguy hiểm cho lái xe.

 

Mang theo bộ dụng cụ sơ cứu

Không ai mong muốn xảy ra vấn đề sức khỏe trong chuyến đi của mình, nhưng tốt hơn hết là các lái xe nên mang theo một bộ dụng cụ sơ cứu khi di chuyển một mình trong những chuyến đi dài. Đau đầu, đau bụng là những trường hợp rất dễ gặp trong quá trình lái xe đường dài.

Theo dõi dự báo thời tiết

Trước khi bắt đầu một chuyến đi xa, các lái xe được khuyên là nên xem dự báo thời tiết để có thể phần nào nắm bắt được những vấn đề sẽ phải đối mặt trên đường. Từ đó, lái xe sẽ có thể chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo nhất.

Theo dõi thêm thông tin về thời tiết

 

Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho chuyến đi

Bên cạnh hành lí của mình cùng những đồ vật quan trọng, các lái xe cũng nên nhớ mang theo một ít tiền mặt. Mang theo bản đồ bằng giấy cũng là một ý kiến hay dù cho bạn thường sử dụng điện thoại hay hệ thống định vị GPS. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo một ít đồ ăn vặt để có thể dễ dàng tiếp thêm năng lượng trong suốt chuyến đi của mình, chẳng hạn như nước, sô-cô-la, cà phê,…

Đừng quên mang những vật dụng quan trọng

Và cũng đừng quên mang theo những giấy tờ quan trọng như giấy phép lái xe, bảo hiểm TNDS bắt buộc, giấy đăng ký xe... Nếu chưa kịp trang bị bảo hiểm, MSIG sẽ hỗ trợ bạn mua online trong 3 phút và giao giấy chứng nhận tận tay.

Tham khảo thêm Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc từ MSIG Việt Nam tại:

Vì sao tài xế bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự (tnds) bắt buộc

Ảnh

Tài xế bắt buộc phải có bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) bắt buộc

Sở hữu xe cơ giới (xe máy, ô tô, xe bán tải….) đồng nghĩa với việc phải tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, rất nhiều tài xế hoặc người tham gia giao thông hiện nay chưa biết tới hoặc chưa chủ động tham gia.

Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định tại Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ và tuân theo các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 do Bộ Tài chính ban hành.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mang tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, linh hoạt, phục vụ và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm của các loại phương tiện này, việc điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT).

Việc giải quyết hậu quả TNGT là vấn đề phức tạp, phát sinh tranh chấp kép dài. Trong thực tế, nhiều trường hợp sẽ xảy ra: lái xe bị thương hoặc tử vong sau tai nạn, bỏ trốn hoặc đơn thuần là không đủ khả năng bồi thường cho bên thứ ba. Trong những trường hợp như vậy, quyền lợi của người bị hại trong TNGT khó có thể được bảo đảm, gặp khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.

Từ những lý do nêu trên, nếu không có biện pháp thích hợp thì TNGT luôn là gánh nặng cho xã hội. Cần phải có những biện pháp tích cực nhằm đảm bảo cho người bị TNGT ổn định về tài chính và khắc phục hậu quả.

Vì vậy, xây dựng một quỹ bảo hiểm để có thể giải quyết khắc phục hậu quả các vụ TNGT, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị hại, ổn định tài chính cho chủ xe là việc cần thiết và đáp ứng yêu cầu phát triển của đời sống, xã hội. Trong thời gian sắp tới, Chính phủ và các Bộ ban ngành cũng đang dự thảo nghị định mới theo hướng tăng cường quyền lợi cho người tham gia giao thông, cũng như tăng cường tính tiện lợi khi tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc.

Việc bắt buộc chủ xe cơ giới mua bảo hiểm TNDS là phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là một chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp với bước đi của nền kinh tế nước ta hiện nay, bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại trong những vụ TNGT, đồng thời góp phần thực hiện tốt kỷ cương xã hội.

Để có hành trình lái xe an toàn và trọn vẹn, tham khảo thêm về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MSIG trên website mua trực tuyến tại đây:

Tại sao nên chọn mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (tnds) bắt buộc từ những công ty bảo hiểm uy tín?

Ảnh

Nên mua bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc từ những công ty bảo hiểm uy tín

Khi tham gia giao thông, 100% chủ xe cơ giới cần trang bị Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP. Đây là loại bảo hiểm mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu xe cơ giới cần và phải mua để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe và người bị thiệt hại trước những rủi ro bất ngờ. Tuy nhiên, chính vì sự phổ biến của bảo hiểm TNDS mà hiện nay có tràn lan các cơ sở, cá nhân đang giao bán loại bảo hiểm này. Sau đây sẽ là những lý do tại sao nên chọn mua Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) tại các công ty uy tín.

1. Không có sự khác biệt về chi phí

Không giống các loại hình bảo hiểm khác, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc áp dụng theo biểu phí được ban hành kèm Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính.  Các công ty, cá nhân, cơ sở phải tuân thủ theo mức giá này khi bán. Vì thế, không có sự chênh lệch về phí giữa các công ty bảo hiểm.

2. Quy trình, thủ tục mua đơn giản

Đối với các công ty bảo hiểm có uy tín, hình thức mua bảo hiểm trực tuyến đã khá phổ biến. Thay vì phải di chuyển đến những phòng giao dịch, điểm bán bảo hiểm, chủ xe cơ giới có thể đăng ký mua và thanh toán trực tuyến bằng nhiều hình thức thanh toán tiện dụng. Hình thức này sẽ giúp chủ xe cơ giới tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển, cũng như bảo mật về thông tin.

Hướng dẫn mua Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) trực tuyến từ MSIG Việt Nam:

  • Truy cập đường link:
  • Lựa chọn thông tin phù hợp với phương tiện (loại xe, hãng xe…)
  • Điền các thông tin cần thiết về phương tiện (biển số, số khung hoặc số máy) và thông tin chủ xe
  • Xác nhận các thông tin
  • Thanh toán trực tuyến

Ngoài ra, với mong muốn được tối ưu trải nghiệm cho người tiêu dùng, rất nhiều các công ty bảo hiểm uy tín đã hợp tác với các sàn thương mại điện tử/ví điện tử để người tiêu dùng có thể mua bảo hiểm một cách tiện lợi nhất. Việc đăng ký mua trực tiếp này cũng không làm giảm tính tương tác khi chủ xe cơ giới có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn qua các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như cửa sổ chat/hotline để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

3. Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng

Khi nhắc đến bảo hiểm, đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn có tâm lý e ngại. Vì vậy, việc tìm hiểu và mua những sản phẩm bảo hiểm từ các công ty uy tín sẽ giúp chủ xe cơ giới yên tâm hơn. Thông thường, các công ty bảo hiểm uy tín sẽ công khai các thông tin liên hệ chính xác và đầy đủ qua các kênh truyền thông như website, facebook fanpage chính thức…., người tiêu dùng có thể liên hệ và nhờ hỗ trợ trong bất cứ trường hợp nào.

Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt giữa các công ty bảo hiểm đó là dịch vụ hậu mãi. Khi phát sinh những vấn đề liên quan đến bồi thường, các công ty bảo hiểm uy tín sẽ có đủ hệ thống, nhân sự để hỗ trợ nhanh nhất.