Xe cộ

5 loại hình bảo hiểm ô tô mà chủ xe cần quan tâm

Ảnh

5 loại hình bảo hiểm ô tô mà chủ xe cần quan tâm

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc sở hữu một chiếc xe hơi không còn là điều quá khó khăn. Ô tô đã trở thành một phương tiện di chuyển thiết yếu, đa năng, phục vụ cho mọi nhu cầu từ riêng tư tới công việc. Vì vậy, việc bảo vệ cho khối tài sản này là vô cùng quan trọng, cụ thể là việc mua bảo hiểm ô tô, một việc làm văn minh, cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về những loại hình bảo hiểm dành cho ô tô mà các chủ xe nên biết.

1. Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc

Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự bắt buộc (TNDS) của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu xe cơ giới phải mua theo luật định khi tham gia giao thông nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân khi gặp tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra. Mặt khác, giúp bảo vệ tài chính cho chủ xe trước những rủi ro bất ngờ.

a. Phạm vi bảo hiểm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;
  • Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra;
  • Chỉ áp dụng cho những tai nạn xe cơ giới xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

b. Mức trách nhiệm bảo hiểm

  • Đối với thiệt hại về người: 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn;
  • Đối với thiệt hại về tài sản: 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Khách hàng có thể mua Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) bắt buộc của MSIG qua trang mua trực tuyến.

2. Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe

Đây là loại bảo hiểm tự nguyện dành cho lái xe, phụ xe và những người ngồi trên xe trong quá trình tham gia giao thông, khi lên xuống xe trong quá trình tham gia giao thông không may bị tai nạn.

MSIG hiện đang cung cấp 2 gói Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe (Cơ bản và Nâng cao) với quyền lợi bảo hiểm như sau:

Đơn vị: VNĐ

Quyền lợi bảo hiểm Cơ bản Nâng cao
Tử vong do tai nạn (trong khi di chuyển bằng xe máy/ô tô) 50,000,000 VND 100,000,000 VND
Thương tật hoặc tàn tật vĩnh viễn (do tai nạn trong khi di chuyển bằng xe máy/ô tô) 50,000,000 VND 100,000,000 VND
Chi phí y tế (do tai nạn trong khi di chuyển bằng xe máy/ô tô) 10,000,000 VND 20,000,000 VND

3. Bảo hiểm vật chất xe ô tô

Đây là một loại hình bảo hiểm ô tô tự nguyện, còn gọi là bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.

Phạm vi bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp:

  • Đâm va, lật, đổ, rơi;
  • Hoả hoạn, cháy, nổ;
  • Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên;
  • Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe;
  • Các rủi ro ngẫu nhiên khác;
  • Thiệt hại về thân thể đối với lái xe và những người được chở trên xe.

4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện

a. Phạm vi bảo hiểm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về tính mạng, thân thể và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;
  • Thiệt hại về tính mạng, thân thể của hành khách theo hợp đồng vận chuyển khách do xe cơ giới gây ra.

b. Quyền lợi bảo hiểm:

Trong trường hợp tổn thất thuộc phạm vi Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc mà chủ xe bồi thường cho nạn nhân vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm ô tô bắt buộc, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường phần số tiền vượt mức như sau:

  • Về người: Chủ xe được bồi hoàn cho phần chi phí thực tế nhằm khắc phục hậu quả đối với bên thứ 3 vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định trên cơ sở mức trách nhiệm tự nguyện chủ xe tự nguyện tham gia;
  • Về tài sản: Sau khi bảo hiểm bắt buộc đã chi trả hết mức trách nhiệm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả phần chênh lệch số tiền chủ xe đã bồi thường cho người thiệt hại dựa trên số tiền mà chủ xe đã tham gia bảo hiểm;
  • Trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm chủ xe tham gia.

5. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa

Là trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển giữa chủ xe với chủ hàng.

a. Phạm vi bảo hiểm:

Những thiệt hại về hàng hóa do tai nạn mà nguyên nhân xác định do lỗi của chủ xe gây ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

b. Quyền lợi bảo hiểm:

Những chi phí bồi thường thực tế cần thiết và hợp lý của chủ xe đối với hàng hóa của chủ hàng theo quy định của Bộ luật dân sự khi xe bị tai nạn và khi đó chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng. Số tiền bồi thường bao gồm những mục sau:

  • Chi phí ngăn ngừa giảm nhẹ tổn thất;
  • Chi phí bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá do hậu quả của tai nạn;
  • Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm;
  • Giá trị hàng hoá bị tổn thất;
  • Tổng số các chi phí trên không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở trên xe.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc khác bảo hiểm vật chất xe như thế nào?

Ảnh

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc khác bảo hiểm vật chất xe như thế nào?

Một trong những băn khoăn của chủ phương tiện khi mua bảo hiểm xe chính là sự khác nhau giữa Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc và Bảo hiểm Vật chất xe. Hãy cùng MSIG hiểu rõ hơn về hai loại hình bảo hiểm này nhé.

Bảo hiểm Vật chất xe

Bảo hiểm Vật chất xe Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết khi tham gia giao thông, đặc biệt là đối với xe ô tô. Khi tham gia Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới, trong trường hợp xảy ra các sự cố như va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp, công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ bù đắp những khoản chi phí khắc phục thiệt hại giúp bạn chủ động hơn về tài chính và yên tâm trong việc sử dụng xe.

Mức giá của gói bảo hiểm sẽ được tính theo phần trăm giá trị của xe. Đối tượng bảo hiểm của gói Bảo hiểm Vật chất xe chính là phương tiện tham gia giao thông. Ví dụ về một số tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe có thể được bảo hiểm chi trả:

  • Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào...;
  • Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần…;
  • Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe...

Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc

Giống như cái tên của loại hình bảo hiểm này, chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông bắt buộc phải có giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS Bắt buộc. Trường hợp không tham gia hoặc không xuất trình được bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì sẽ bị xử phạt theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự sẽ bị phạt tiền 100.000-200.000 đồng nếu không xuất trình được Bảo hiểm TNDS Bắt buộc còn hiệu lực. Tương tự, mức phạt cho hành vi trên áp dụng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô là 400.000-600.000 đồng.

Cùng với sự gia tăng số lượng các phương tiện giao thông, số lượng các vụ tai nạn cũng có xu hướng gia tăng; số người thiệt mạng, bị thương hoặc tàn phế theo đó tăng lên, tạo gánh nặng về kinh tế cho cả chủ xe, người bị nạn, gia đình và xã hội. Không những vậy, việc giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc được xem là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước

Khi đã trang bị loại hình bảo hiểm này, nếu không may có tai nạn xảy ra, Công ty Bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính đối của các bên liên quan. Theo thông tư 22/2016/TT-TBC, mức bồi thường của Bảo hiểm TNDS bắt buộc lên tới 100 triệu đồng/vụ tai nạn đối với tài sản và 100 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Hạn mức này sẽ còn tăng lên sau khi dự thảo mới của Bộ Tài chính về Bảo hiểm Bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được thông qua.

Đây là những khác biệt cơ bản giữa 02 loại hình bảo hiểm mà không phải chủ phương tiện nào cũng nắm được. Để có hành trình lái xe an toàn và trọn vẹn, tham khảo thêm về Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MISG trên website mua trực tuyến tại đây:

- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc dành cho Xe máy

- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc dành cho Ô tô

Nguồn Sưu tầm.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc cho chủ xe cơ giới là gì, có thật sự cần thiết?

Ảnh

Có cần thiết mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc?

Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc là một trong những giấy tờ quan trọng mà chủ phương tiện cần đem theo khi tham gia giao thông. Loại hình bảo hiểm này có thật sự cần thiết cho chủ phương tiện không, và mức bảo hiểm của loại hình này là bao nhiêu? Cùng khám phá câu trả lời của MSIG thông qua bài viết này nhé!

Hạn mức trách nhiệm của Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc

Bảo hiểm TNDS Bắt buộc của chủ xe cơ giới là loại hình mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định và được xem là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra, mặt khác giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

Theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC, khi xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm có thể sẽ bồi thường cho chủ xe phần trách nhiệm dân sự này với mức trách nhiệm lên đến 100 triệu đồng/1 người/vụ. Thông tư mới ban hành đầu năm 2021 có thể sẽ nâng mức trách nhiệm lên đến 150 triệu đồng/1 người/vụ.

Quy định này đã hỗ trợ phần nào khó khăn về mặt tài chính cho chủ xe cũng như gia đình nạn nhân, chứng minh được tính ưu việt của chính sách trong thời gian qua. Thủ tục bồi thường đơn giản để người bị thiệt hại xác định được mức chi trả.

Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc cho chủ xe cơ giới có thật sự cần thiết?

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2019 cả nước đã có gần 60 triệu xe môtô, xe máy, tăng gần 80% so với năm 2011.

Bùng nổ xe máy mang đến nhiều hệ lụy, kéo theo tỷ lệ tai nạn giao thông không ngừng tăng lên, đẩy nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần… tăng gánh nặng chăm sóc sức khỏe lên toàn xã hội cũng như đẩy lùi sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc để an tâm trước các rủi ro khi tham gia giao thông

Do vậy, việc tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc là vô cùng cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho chủ xe cũng như xã hội. Vừa thể hiện chủ xe là công dân gương mẫu, tuân thủ luật pháp, vừa giúp bảo vệ bản thân trước các rủi ro tài chính nếu điều không may xảy đến.

Mức phí không cao và sản phẩm có thể được mua dễ dàng tại các công ty bảo hiểm, mua trực tuyến hoặc ở các đại lý ôtô, xe máy… Vì vậy nếu chưa có Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc, các chủ xe cần tham gia ngay từ hôm nay để luôn an tâm trước các rủi ro không lường trước có thể xảy ra.

Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, chủ xe cơ giới có thể sở hữu ngay Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MSIG. Mua online 3 phút, nhận ngay Giấy chứng nhận điện tử:

Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc dành cho Xe máy

Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) Bắt buộc dành cho Ô tô

Nguồn Sưu tầm.

Kinh nghiệm mua bảo hiểm ô tô, xe máy dành riêng cho chị em

Ảnh

Bảo hiểm ô tô xe máy và những điều chị em cần lưu tâm

Ô tô, xe máy là những phương tiện di chuyển thiết yếu, vì vậy mà việc bảo vệ cho khối tài sản này và người sử dụng là việc làm cần thiết. Đặc biệt với chị em phụ nữ, việc mua bảo hiểm cho ô tô, xe máy rất quan trọng để hỗ trợ khi có những rủi ro. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm ngày nay rất đa dạng và không hiếm những cơ sở không uy tín. Bài viết này sẽ chỉ ra những kinh nghiệm cần lưu ý khi mua bảo hiểm ô tô, xe máy dành riêng cho chị em.

Nói không với bảo hiểm ô tô, xe máy rẻ đến bất ngờ

Vào thời điểm tháng 4, 5/2020, thông tin kiểm tra diện rộng bảo hiểm ô tô, xe máy đã tạo làn sóng đi mua bảo hiểm trong cộng đồng. Nhan nhản những biển quảng cáo bán bảo hiểm xe máy với giá siêu rẻ, chỉ 20.000 VNĐ/năm đã khiến nhiều chị em như bước vào mê hồn trận khi không biết đâu mới là loại bảo hiểm đúng.

Với môtô, xe máy, chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Nếu người mua bảo hiểm đi xe gây tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo thêm gói bảo hiểm cho người ngồi trên xe. Ngoài việc chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại, công ty bảo hiểm cũng sẽ chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người lái xe và người ngồi trên xe bị tai nạn. MSIG hiện tại cũng đang cung cấp loại sản phẩm này với tên gọi MSIG Safe Seat.

Trong thực tế, đa số khách hàng mua bảo hiểm xe máy, ô tô, đặc biệt là chị em phụ nữ thường có tâm lý chỉ để hoàn tất thủ tục, tránh bị phạt khi cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra. Họ chưa có ý thức rằng bảo hiểm là một cách để giảm thiếu đi những rủi ro không may. Hệ quả là chị em phụ nữ khi mua bảo hiểm lại quá “dễ tính” khi không mấy quan tâm đến các quyền lợi của mình, mức đền bù của bảo hiểm… Vô hình chung, sự dễ dãi này của khách hàng đã làm cho cho bên bán bảo hiểm đơn giản hóa các thủ tục, hoặc đưa ra các điều khoản chung chung, các mức loại trừ bảo hiểm không rõ ràng mà phần thiệt thòi luôn thuộc về khách hàng.

Tổng hợp các kinh nghiệm bảo hiểm ô tô/xe máy chị em cần biết

Trên thị trường bảo hiểm ôtô hiện nay có 4 hình thức bảo hiểm mà chị em khi mua xe có thể tham gia tại hầu hết các công ty bảo hiểm gồm:

  • Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
  • Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
  • Bảo hiểm người ngồi trên xe
Kinh nghiệm mua bảo hiểm ô tô xe máy dành cho chị em

Trong số này, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình mà tất cả các cá nhân tổ chức (gồm cả cá nhân người nước ngoài) sở hữu xe cơ giới tại Việt Nam buộc phải tham gia theo quy định của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ. Loại hình này không chỉ áp dụng với ô tô mà còn được áp dụng ngay cả với xe máy – những phương tiện tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn (mối nguy hiểm cao độ theo đánh giá của cơ quan chức năng).

Bên cạnh đó, 3 loại hình bảo hiểm còn lại hoàn toàn do chủ xe tự nguyện theo nội dung thỏa thuận với các công ty bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm vật chất (thân vỏ) xe được chủ xe sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là với những ai có xe ô tô hạng trung và cao. Khi gặp sự cố, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại vật chất xe gây ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp đâm va, lật đổ, hỏa hoạn, cháy nổ, những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên (bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, mất toàn bộ xe).

Theo thống kê của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam, có đến 70% khách hàng sử dụng ôtô chỉ chọn mua bảo hiểm thân vỏ cho xe. Đây là con số rất tích cực vì người Việt Nam đã có ý thức để bảo vệ cho tài sản của mình. Về cơ bản, bảo hiểm ôtô của các hãng bảo hiểm có hình thức và điều khoản tương đối giống nhau, dựa trên Quyết định số 23/2007/QĐ – TC do Bộ Tài chính ban hành.

Tuy nhiên, khách hàng mua bảo hiểm ôtô thường bỏ qua một thủ tục rất quan trọng, đó là điều khoản hợp đồng giữa chủ xe và công ty bảo hiểm. Lý do chủ yếu gây nên những tranh cãi và kiện tụng đó là người ký hợp đồng bảo hiểm không nắm rõ quy định, quy trình bảo hiểm và trong thực tế chính là tình trạng “lười đọc” hoặc “ngại hỏi” khi phải tiếp xúc với những tài liệu bảo hiểm phức tạp.

Vì vậy, để tránh những sơ suất có thể gây thiệt thòi cho chị em về sau thì trước khi mua bảo hiểm, cần nghiên cứu kỹ các hạng mục gồm quyền lợi, trách nhiệm và đặc biệt là các điểm loại trừ.  Ngoài ra,yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt giữa các công ty bảo hiểm đó là: chất lượng hậu mãi. Hãy xem xét giá cả mức bảo hiểm nào phù hợp với túi tiền của chị em nhất. Đọc kỹ các điều khoản hợp đồng bảo hiểm để tránh ra những hiểu lầm hoặc tranh chấp không đáng có.

Cuối cùng, về phần bồi thường, hãy tìm hiểu qua bạn bè, người thân, sự uy tín và đánh giá dịch vụ của mỗi công ty bảo hiểm trên phương tiện truyền thông, liệu họ có quan tâm có nhanh chóng, thuận tiện, chính xác hay không. Tìm hiểu thêm về các loại Bảo hiểm dành cho Ô tô và Xe máy của MSIG Việt Nam tại đây.

Nguồn Sưu tầm.

Bảo hiểm TNDS bắt buộc: sẽ có thêm nhiều quy định mới rất đáng chú ý

Ảnh

Những thay đổi về bảo hiểm tnds bắt buộc

Các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ được cơ quan quản lý hỗ trợ chặt chẽ trong việc thực hiện và cung cấp Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc cho chủ xe cơ giới. Để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, hiện đã có nhiều dự thảo, nghị định đã được đề xuất thực hiện. Hãy cùng MSIG Việt Nam tìm hiểu thêm nhé.

Ý nghĩa của chính sách được thể hiện rõ

Thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, báo cáo đánh giá đã tổng hợp kết quả thực hiện chế độ Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc của chủ xe cơ giới trong giai đoạn 10 năm (2008 - 2017).  Cụ thể, Bảo hiểm TNDS đã đạt được nhiều kết quả tích cực như số lượt xe cơ giới tham gia Bảo hiểm lên đến trên 110,3 triệu (số lượt xe máy vào khoảng 93,5 triệu); đã giải quyết bồi thường bảo hiểm cho 593.658 vụ tai nạn giao thông (101.214 vụ tai nạn xe máy).

Tuy nhiên, kết quả thực hiện thời gian qua cũng cho thấy Bảo hiểm TNDS Bắt buộc của chủ xe cơ giới vẫn còn những tồn tại, vướng mắc cả về chính sách và công tác tổ chức, triển khai thực hiện. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm của xe máy vẫn còn thấp, đạt khoảng 30% đối với xe máy (trong tổng số gần 60 triệu xe máy) so với tỷ lệ tham gia lên đến 90% đối với xe ô tô (trong tổng số trên 3 triệu xe ô tô).

 

Sẽ sửa đổi quy định hướng tới chính sách căn cơ, lâu dài

Đặc biệt hơn, theo thông tin chia sẻ từ ông Phùng Ngọc Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, để giải quyết cơ bản, căn cơ mang tính lâu dài, hạn chế tối đa việc bán bảo hiểm như báo chí đã phản ánh thời gian qua, hiện nay Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các DNBH xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện chế độ Bảo hiểm TNDS Bắt buộc của chủ xe cơ giới.

Bảo hiểm TNDS Bắt buộc sẽ được tăng cường bán trực tuyến

 

Theo đó, dự thảo nghị định sẽ theo hướng tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong việc bán bảo hiểm, cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử; tạo điều kiện cho DNBH chủ động thiết kế, xây dựng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng vẫn đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc. Cùng với đó, mức phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro của xe cơ giới (bao gồm xe máy), chủ xe và người lái xe; tăng mức trách nhiệm bảo hiểm cơ bản đảm bảo chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản.

Trong thời gian chờ đón những thông tin chính thức, hãy tìm hiểu và mua Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc trực tuyến của MSIG:

- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc dành cho Xe máy

- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc dành cho Ô tô

Nguồn Sưu tầm

Đừng bỏ lỡ những "mẹo" chăm sóc hay cho xe ô tô của bạn

Ảnh

Mẹo chăm sóc xe ô tô

Nhiều người vẫn có quan niệm rằng xe mới thì không cần phải chăm sóc quá nhiều trong những năm đầu tiên, còn xe cũ thì luôn cần đến bàn tay của thợ chuyên nghiệp. Thực tế là dù xe mới hay cũ đều cần được bảo dưỡng định kỳ. Với một chiếc xe mới, rõ ràng việc chăm sóc sẽ đơn giản hơn xe cũ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn hoàn toàn "mặc kệ". Hãy cùng MSIG tìm hiểu thâm về những mẹo bảo dưỡng đơn giản cho cả xe cũ và mới nhé!

Rửa xe thường xuyên

Đối với nhiều người, sự bận rộn khiến việc rửa xe bị đưa vào cuối danh sách những việc cần làm. Tuy nhiên, đó lại là việc giúp xe bạn trông lúc nào cũng như mới. Bụi bẩn tích tụ có thể làm xỉn màu sơn xe, thậm chí chúng khiến bạn không nhìn thấy những vết xước nhỏ trên thân xe cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, vì lớp sơn không chỉ có vai trò làm đẹp, mà còn để bảo vệ vỏ xe.

 

Kiểm tra lốp

Lốp xe là một bộ phận thiết yếu quyết định tính an toàn của xe ô tô. Mặc dù ô tô đời mới được trang bị lốp tốt hơn, nhưng lốp cũng có thể nhanh chóng mòn rách tuỳ vào tình trạng mặt đường và điều kiện di chuyển của bạn. Bởi vậy, hãy chú ý kiểm tra tình trạng lốp xe, đặc biệt là khi bạn di chuyển nhiều.

Hãy kiểm tra lốp thường xuyên để tránh bị mòn hoặc rách

 

Kiểm tra các loại dung dịch trên xe ô tô                

Đây là yếu tố thường xuyên bị chủ xe mới bỏ quên. Có 5 loại dung dịch mà chủ xe cần kiểm tra và bổ sung, thay thế định kỳ. Dầu nhớt động cơ giúp duy trì hoạt động của hệ thống động cơ. Dầu phanh đóng vai trò truyền lực từ bàn đạp phanh qua bơm cao áp chứa dầu đến bốn bánh xe, dầu trợ lực tay lái đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trợ lực tay lái. Nước làm mát đóng vai trò giải nhiệt cho động cơ trong quá trình hoạt động. Và cuối cùng, nước rửa kính giúp làm sạch bề mặt kính lái, đảm bảo tầm quan sát cho tài xế. Sau một thời gian sử dụng, các loại dầu xe sẽ bị hao mòn hoặc bị cặn bẩn, nước làm mát và nước rửa kính bị cạn kiệt, khiến xe vận hành thiếu ổn định và thường xuyên gặp trục trặc ở hệ thống động cơ, trợ lực lái hay cản trở tầm nhìn của người lái.

Hãy kiểm tra dầu xe thường xuyên để xe vận hành trơn tru hơn

 

Riêng với xe cổ

Xe cổ có giá trị sưu tầm hơn là dùng làm phương tiện di chuyển, nên chúng thường gặp các vấn đề liên quan tới “tuổi tác” và mức độ sử dụng ít. Để cải thiện khả năng vận hành của loại xe này, bạn cần bảo dưỡng và kiểm tra xe định kỳ. Dù có sử dụng chiếc xe cổ của mình nhiều hay không, bạn vẫn nên thường xuyên mang xe đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo xe không gặp vấn đề nghiêm trọng trên đường đi. Một cách đơn giản là đặt lịch cho việc này và tuân thủ nghiêm ngặt. Lịch kiểm tra và bảo dưỡng xe như thế nào tuỳ thuộc vào từng loại xe cụ thể, từng bộ phận lại cần có lịch kiểm tra và thay mới khác nhau. Nếu bạn đang cân nhắc mua một chiếc xe cổ thì nên xem lịch sử bảo dưỡng của xe để xem nó có được chăm sóc tốt trước khi mua không.

​​​​​​​Nên thường xuyên mang xe cổ đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo xe không gặp gì vấn đề nghiêm trọng

 

Trang bị Bảo hiểm Ô tô

Việc biết rõ và tìm hiểu về Bảo hiểm Ô tô sẽ giúp cho người điều khiển phương tiện có thể an tâm, giảm thiểu phần nào chi phí có thể phát sinh khi có những sự cố, rủi ro không may xảy ra trong quá trình sử dụng xe.

Mức chi trả với thiệt hại về tài sản lên tới 100 triệu/vụ đối với thiệt hại do xe ô tô gây ra. Mức chi trả dành cho thiệt hại về con người là 100 triệu/người mỗi vụ việc và không giới hạn số người được bảo hiểm bồi thường.

Tham khảo ngay Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc trực tuyến của MSIG:

Nguồn Sưu tầm

5 lỗi cơ bản thường gặp của lái mới

Ảnh

05 lỗi cơ bản thường gặp của lái mới

Buông tay khỏi vô lăng để sử dụng điện thoại khi đang di chuyển, hay không mang theo Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc, là 2 trong số rất nhiều lỗi thường gặp của các tay lái mới khi tham gia giao thông. Cùng MSIG điểm qua một số lỗi cơ bản này bạn nhé!

Vượt đèn vàng

Mọi người thường có xu hướng đi thật nhanh khi tín hiệu chuyển sang đèn vàng, trước khi phải dừng lại khi đèn chuyển đỏ. Đối với tín hiệu này người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp ô tô đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp. Nếu như vị trí đặt tín hiệu vàng không có vạch kẻ sơn dừng xe thì xe phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu như đèn tín hiệu vàng nhấp nháy, xe ô tô được đi nhưng giảm tốc độ, lúc này nên quan sát và nhường cho người đi bộ qua đường.

 

Buông tay khỏi vô lăng để sử dụng điện thoại khi đang di chuyển

Người điều khiển ô tô buông hai tay khỏi vô lăng khi xe đang di chuyển không phạm luật tại Việt Nam. Tuy nhiên, buông tay để sử dụng điện thoại di động khi xe di chuyển trên đường sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Dù không có quy định về xử phạt vì hành vi buông hai tay khi lái ô tô, nhưng hành động này cần đặc biệt hạn chế vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Lái xe hãy luôn đặt tay trên vô lăng để kịp thời xử lý trong các tình huống khẩn cấp.

 

Không bật đèn báo rẽ khi chuyển hướng

Tại Việt Nam, không có quy định nào bắt buộc tài xế phải bật đèn xi-nhan khi đi vào đường cong. Nguyên nhân là do người tham gia giao thông lái xe theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn,...) và đây vẫn được xem là đường theo một hướng, do vậy không phải sử dụng tín hiệu. Tuy nhiên, người đi ô tô, xe máy phải bật đèn báo rẽ khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu, vượt xe khác, cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe. Không bật đèn bão rẽ là lỗi mà không ít người thường mắc phải, gây nguy hiểm cho người lái và các phương tiện đi gần.

Nên bật đèn báo rẽ khi đi vào đường cong để tránh va chạm vào các xe khác

 

Lỗi chuyển làn đường

Đây là lỗi thường gặp nhất khi tham gia giao thông, đặc biệt là các tài xế mới. Việc chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước rất dễ gây ra các tình huống tai nạn giao thông. Chính vì vậy, tài xế cần quan sát các biển báo chuyển làn và sử dụng tín hiệu xi - nhan chuyển làn/ chuyển hướng.Đối với xe ô tô, hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép, hoặc không có tín hiệu báo trước, sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng (theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

 

Không mang theo Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy chứng nhận Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc. Nếu không mang Giấy chứng nhận này khi tham gia giao thông, chủ xe cơ giới sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo đó, chủ xe cơ giới không mang hay không có Bảo hiểm TNDS còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Chủ xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận Bảo hiểm TNDS còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Bảo hiểm TNDS còn đảm bảo quyền lợi của chủ xe cơ giới và người tham gia giao thông trong trường hợp có thiệt hại do xe cơ giới gây ra.

Tham khảo ngay Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc trực tuyến của MSIG:

Nguồn Sưu tầm

5 bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ xe ô tô của bạn

Ảnh

5 bí quyết kéo dài tuổi thọ xe ô tô

Dù mới sở hữu một chiếc xe ô tô mơ ước hay đã lái một chiếc xe lâu năm, việc thường xuyên chăm sóc để xe luôn trong tình trạng tốt và vận hành trơn tru luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ xe. Dưới đây là một số bí quyết các tài xế cần lưu tâm để giữ xe luôn trong trạng thái tốt nhất.

  1. Kiểm ra bảo dưỡng định kỳ đúng hạn

Với bất kỳ phương tiện giao thông cơ giới nào, việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ là vô cùng cần thiết. Đặc biệt với xe ô tô, hoạt động bảo dưỡng định kỳ này cần được thực hiện thường xuyên và đúng hẹn. Ngoài việc thực hiện một số thao tác kiểm tra cơ bản hàng ngày như kiểm tra dầu động cơ, phanh, lốp xe, v.v., bạn nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng ít nhất 1 tháng 1 lần để xe được kiểm tra toàn diện.

Bạn đừng quên lưu trữ lại các thông số xe trước và sau khi bảo dưỡng như lượng xăng cần nạp, số cây đã chạy, thời điểm thay dầu máy v.v., để có thể theo dõi được chất lượng của xe và đánh giá dịch vụ bảo dưỡng có phù hợp hay không.

  1. Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp

Khi tham gia giao thông, không dễ để có thể lường trước được hết những tình huống có thể xảy ra. Vậy nên, dù bạn có tự tin mình là một tay lái cẩn thận và dạn dày kinh nghiệm, những va chạm trên đường là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, việc trang bị Bảo hiểm Ô tô chính là cách tốt nhất để hạn chế được thiệt hại và chi phí khi xảy ra rủi ro, đảm bảo xe của bạn sẽ được tu sửa kịp thời và quay trở lại trạng thái vận hành tốt nhất.

Nếu Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự giúp giảm thiếu gánh nặng tài chính cho bạn, chi trả cho bạn số tiền bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp bạn gây ra tai nạn, thì Bảo hiểm thân vỏ sẽ hỗ trợ bạn chi trả các dịch vụ sửa chữa xe, và thay mới các phụ tùng, phụ kiện.

  1. Mua xăng đúng loại và tại cơ sở uy tín

Mỗi hãng xe sẽ có khuyến cáo về loại xăng nên được sử dụng cho dòng xe của bạn. Vì vậy, sử dụng đúng loại xăng với chất lượng cao là một yếu tố tiên quyết trong việc kéo dài tuổi thọ của xe ô tô.

Để đảm bảo chất lượng xăng tốt nhất, bạn nên bơm xăng tại các trạm có uy tín. Các trạm xăng này luôn chú trọng đến chất lượng cũng như thường xuyên thay đổi bộ bơm lọc thường xuyên. Trong khi đó, các trạm xăng nhỏ lẻ thường có hành vi giảm bớt chất lượng xăng, gây tổn hại đến động cơ và gây hại cho xe ô tô một cách đáng kể.

  1. Tuân thủ hướng dẫn trong thời kỳ chạy rà trơn

Thời gian chạy rà (hay còn gọi là rốt-đa)à khoảng thời gian cần thiết đối với xe ô tô mới mua. Mỗi dòng xe ô tô sẽ có quy định về khoảng thời gian chạy rà khác nhau. Đối với xe số tự động, các hãng xe thường khuyến cáo tránh đạp hết ga khi khởi hành hay lái xe và không nên chở nặng, chở quá tải trong 1.000 km đầu tiên. Xe số sàn cần lưu ý không nên chạy xe chậm với số cao để tránh việc làm động cơ phải hoạt động nặng nhọc hơn. Nguyên tắc chung là trong khoảng thời gian này, bạn không nên lái xe quá nhanh, tránh tăng tốc đột ngột và phanh gấp.

Đây cũng là thời điểm bạn cần lưu ý đến thời gian bảo dưỡng xe được yêu cầu từ phía nhà cung cấp.

  1. Sử dụng nhiên liệu chất lượng cao

Dầu động cơ và dầu phanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu suất của xe ô tô. Vì vậy, để đảm bảo động cơ và máy xe hoạt động ở trạng thái tốt nhất, bạn nên sử dụng những loại nhiên liệu này từ những nhà cung cấp có uy tín.

Với một số bí quyết để kéo dài tuổi thọ cho xe ô tô, MSIG Việt Nam mong muốn bạn có thể có được một hành trình lái xe an toàn. Bạn đừng quên trang bị cho mình Bảo hiểm Ô tô từ MSIG Việt Nam để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất:

Nguồn Sưu tầm

Gợi ý 5 vật dụng không thể thiếu trên xe ô tô

Ảnh

5 vật dụng không thể thiếu trên xe ô tô

Lái xe đặc biệt là lái xe đường dài luôn là hành trình thú vị với các tình huống không thể lường trước được dù bạn đã là lái xe lâu năm nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, để có thể hạn chế các trường hợp bất ngờ và chủ động xử lý các tình huống khi tham gia giao thông, bạn đừng quên chuẩn bị 5 vật dụng đơn giản nhưng vô cùng cần thiết khi lái xe ô tô dưới đây nhé.

  1. Tập hồ sơ lưu trữ đầy đủ giấy tờ xe

Đối với bất kỳ phương tiện giao thông nào, việc mang theo đầy đủ các giấy tờ quan trọng khi lưu thông trên đường là vô cùng cần thiết. Đặc biệt với xe ô tô, bạn cần lưu trữ sẵn một bộ giấy tờ đầy đủ liên quan đến phương tiện và chủ phương tiện trên xe để có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng khi gặp phải các trường hợp khẩn cấp.

Một số giấy tờ cơ bản cần được lưu tâm bao gồm Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc và Bảo hiểm thân vỏ. Đừng quên trang bị bảo hiểm cho xe ô tô của mình, đặc biệt là Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc. Vì đây không chỉ là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi lưu thông trên đường, mà còn để đảm bảo quyền lợi của bạn và người tham gia giao thông khác trong trường hợp có thiệt hại do xe cơ giới gây ra.

  1. Nước và lương khô

Trong trường hợp bạn lái xe đường dài, hoặc bị kẹt hàng giờ trong lúc di chuyển, nước là thứ không thể thiếu để bạn có thể tỉnh táo và giữ vững tay lái. Bạn nên chuẩn bị sẵn trong xe vài chai nước từ 0.5 – 1 lít để dự phòng.

Bên cạnh đó, thức ăn tươi hay thực phẩm chế biến không phải là lựa chọn lý tưởng để lưu trữ trên xe ô tô. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm khô giàu calo như bánh quy, ngũ cốc... được đóng theo từng gói nhỏ để có thể bảo quản được lâu hơn.

Tuy nhiên, lưu trữ nước và lương khô trên xe ô tô quá lâu cũng không phải là ý hay. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến hạn sử dụng của các sản phẩm này và thay thế định kỳ từ 1 đến 3 tháng để đảm bảo chất lượng nhé.

  1. Quần áo dự phòng và chăn

Bạn nên chuẩn bị cho mình một hai bộ quần áo dự phòng với khả năng giữ ấm và chống nước cho cơ thể. Quần áo dự phòng sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp bạn di chuyển trong vùng thời tiết xấu, thay đổi khí hậu. Lúc này quần áo dự phòng sẽ là cứu tinh giúp bạn có thể ngồi lái xe trong tình trạng tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến khả năng lái xe đặc biệt trong hành trình dài.

Tương tự như vậy, một chiếc chăn mỏng có thể được linh động sử dụng trong rất nhiều tình huống: khi bạn cần giấc ngủ ngắn, khi bạn cần màn che để thay đồ, v.v. Bạn cũng có thể cân nhắc thêm túi ngủ có thể mở thành chăn nếu bạn thường xuyên đi dã ngoại.

  1. Đèn pin và bộ sơ cứu

Đèn pin là vật dụng “nhỏ nhưng có võ” và đặc biệt cần thiết trong nhiều trường hợp: kiểm tra gầm xe bị va quệt, kiểm tra động cơ, hay tìm kiếm vật dụng bị rơi trên xe. Ngoài ra, đèn pin hiện nay còn được tích hợp thêm nhiều ứng dụng khác như đèn nháy báo nguy hiểm, còi báo động, kéo cắt dây hay thậm chí là pin dự phòng cho điện thoại.

Một bộ sơ cứu đơn giản gồm có thuốc sát trùng, bông băng, băng dính y tế cũng là vật dụng nên có trên xe để xử lý các tình huống cần kíp khi di chuyển trên đường.

  1. Bộ dụng cụ sửa xe đơn giản

Đối với tất cả các lái xe, sự cố hỏng hóc khi đang di chuyển sẽ là một “cơn ác mộng” đặc biệt trong trường hợp bạn đang lái xe khu vực ngoại ô. Vì vậy, một bộ dụng cụ sửa xe đơn giản là vô cùng cần thiết để xử lí nhanh các sự cố xảy ra, để bạn có thể lái xe đến cơ sở sửa chữa gần nhất.

Một trong những vật dụng quan trọng chính là cáp khởi động ngoài hoặc ắc quy kích nổ trong trường hợp xe bị hết ắc quy. Lốp dự phòng và máy bơm lốp mini cũng cần phải được trang bị trên xe để đảm bảo xe bạn có thể “sống sót” đến nơi sửa chữa.

Trên đây là một số vật dụng cần thiết trên xe ô tô mà MSIG gợi ý cho bạn. Để có thể có một hành trình trọn an tâm, đừng quên trang bị cho mình Bảo hiểm Ô tô của MSIG.

Nguồn Sưu tầm

Bảo hiểm ô tô và những điều bạn có thể chưa biết

Ảnh

Bảo hiểm ô tô và những điều có thể bạn chưa biết

Khi sở hữu cho mình một chiếc ô tô, đồng nghĩa với việc bạn cần phải chi trả những khoản tiền lớn để vận hành như chi phí bảo dưỡng định kỳ, thay thế phụ tùng, bãi đỗ… Bên cạnh đó, có rất nhiều những rủi ro có thể xảy ra và Bảo hiểm Ô tô là một trong những lựa chọn giúp chủ sở hữu giảm thiểu gánh nặng khi có thiệt hại không may xảy ra.

HIỂU ĐÚNG VỀ BẢO HIỂM Ô TÔ

Bảo hiểm xe ô tô là một loại hình bảo hiểm nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người tham gia giao thông. Vì trong những trường hợp có sự cố xảy ra, phía công ty bảo hiểm sẽ bù đắp phần nào những tổn thất về tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về loại hình bảo hiểm này. Vì vậy, MSIG mong muốn chia sẻ một số thông tin cơ bản về hai loại bảo hiểm xe ô tô phổ biến là Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc và Bảo hiểm Vật chất Ô tô.

  1. Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Bắt Buộc Cho Ô Tô:

Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP, Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu xe cơ giới phải mua theo luật định khi tham gia giao thông nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân khi gặp tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra. Mặt khác, giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe trước những rủi ro bất ngờ.

Bảo hiểm sẽ hỗ trợ bạn khi xảy ra thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

  1. Bảo Hiểm Vật Chất Ô Tô

Đây là loại hình bảo hiểm mà Công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp:

  • Đâm va, lật, đổ; rơi,
  • Hoả hoạn, cháy, nổ,
  • Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên,
  • Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe,
  • Các rủi ro ngẫu nhiên khác, và thiệt hại về thân thể đối với lái xe và những người được chở trên xe.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ

Sau khi đã hiểu rõ về loại hình bảo hiểm, chủ sở hữu xe cần lưu ý khi lựa chọn gói bảo hiểm, công ty phù hợp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Những điều cần lưu ý khi mua bảo hiểm ô tô

  1. Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp:

Đối với loại hình bảo hiểm vật chất ô tô, chủ sở hữu có quyền lựa chọn các gói bảo hiểm với chi phí cao hay thấp. Thông thường, các gói bảo hiểm có mức phí cao sẽ đi kèm với hạn mức bồi thường cao hơn. Do đó, trong trường hợp xe của chủ sở hữu là loại xe hạng sang mà gói bảo hiểm lại là loại với mức phí thấp, nếu không may thiệt hại xảy ra, chủ xe sẽ khó có thể được chi trả toàn bộ số tiền thực tế. Ngược lại với các dòng xe phổ thông, việc mua các gói bảo hiểm với mức phí cao hơn cũng không thực sự cần thiết.

  1. Đọc và hiểu rõ mức quyền lợi, trách nhiệm và các điểm loại trừ

Khi đã mua bảo hiểm, chủ sở hữu xe luôn muốn khi xảy ra sự cố sẽ được bồi thường nhanh chóng và công bằng, được sửa xe hay thay thế phụ tùng chính hãng ở các gara chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, để có được những điều đó, việc tìm hiểu quyền lợi và trách nhiệm của người mua bảo hiểm cũng như cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút ký mua bất cứ loại hình bảo hiểm nào là vô cùng cần thiết. Đàm phán thật cụ thể về từng điều khoản là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm. Hãy đặc biệt chú ý tới phạm vi bảo hiểm và các điểm loại trừ để tránh những vướng mắc sau này.

  1. Tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn và dịch vụ của đơn vị sửa chữa

Mỗi công ty bảo hiểm sẽ hợp tác, làm việc cùng các đơn vị sửa chữa khác nhau khi giải quyết bồi thường. Tuy vào dòng xe của chủ sở hữu, hãy tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn và dịch vụ của đơn vị sửa chữa, thuộc hoặc hợp tác với công ty bảo hiểm mà chủ xe chọn. Nên chọn những công ty bảo hiểm hợp tác với các gara uy tín và thuận tiện cho việc đi lại, sửa chữa. Đồng thời, cần tìm hiểu mức độ hợp tác của công ty bảo hiểm với garage để tránh phải đi lại nhiều lần vì thủ tục rườm rà.

Việc xem xét dịch vụ cứu hộ 24/24h (đội ngũ nhân viên giải quyết bồi thường có chuyên nghiệp, tận tâm không; quy trình giải quyết bồi thường có chuẩn xác về thời gian không…) cũng cần được cân nhắc cẩn trọng.

 

Tìm hiểu thêm về bảo hiểm ô tô của MSIG Việt Nam tại đây.

Nguồn Sưu tầm