Ảnh

Tại MSIG, chúng tôi luôn nỗ lực đóng góp cho công cuộc xây dựng xã hội tươi đẹp và một tương lai bền vững cho hành tinh nhờ đảm bảo sự an toàn cũng như an tâm cho mọi người. Là doanh nghiệp bảo hiểm bằng cả trái tim, chúng tôi nhận thấy việc bảo vệ sự đa dạng sinh học là yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của hệ sinh thái vì chúng cung cấp cho chúng ta những nguồn tài nguyên thiết yếu như thực phẩm, nước uống và thuốc men. Đây là những yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững của xã hội cũng như sự tồn tại của chúng ta.
Hiện MSIG đang hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CIAP) với mục tiêu bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua việc bảo tồn rừng và đại dương. Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề về khí hậu một cách tự nhiên. Trạng thái tự nhiên đóng góp đến 30% cho giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu nhờ khả năng cắt giảm hoặc tránh phát thải khí carbon.
Tìm hiểu thêmBảo vệ hệ sinh thái trên quy mô lớn chính là đảm bảo cần thiết để giảm thiểu rủi ro trước các thảm họa cho hành tinh chúng ta. Hệ sinh thái là khu vực địa lý nơi các loài cây cối, động vật và các sinh vật sống khác, cũng như thời tiết và địa hình tương tác với nhau. Toàn bộ bề mặt của Trái đất là một chuỗi nhiều hệ sinh thái có liên quan chặt chẽ với nhau. Hệ sinh thái càng đa dạng bao nhiêu, thì càng phong phú, màu mỡ bấy nhiêu.
Click vào từng hệ sinh thái ở bên phải để tìm hiểu thêm.
Rừng là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học bậc nhất trên Trái đất. Rừng mưa nhiệt đới là môi trường sống có số lượng loài đa dạng nhất trong số những môi trường sống trên cạn, trong đó tất cả các loài đều có sự liên kết với nhau - dù là để kiếm thức ăn, phát triển hay sinh tồn v.v...
Như là:
Rừng là môi trường sống của rất nhiều loài động vật.
Trong đó có một số loài là động vật ăn cỏ.
Thực vật cần đất đai màu mỡ để phát triển tốt.
Nấm giúp phân hủy chất hữu cơ và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ tương trợ giữa loài tê tê Sunda và loài mối, cũng như việc rừng ảnh hưởng đến con người ra sao.
Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất. Có rất nhiều loài động thực vật như cỏ biển, san hô, linh sam, cá đuối, rùa, cá nược, cũng như vi tảo, sinh vật phù du và nhiều loài khác sinh sống trong hệ sinh thái này. Sự tồn tại của loài này phụ thuộc vào loài khác.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, nhiệt độ nước biển thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến các loài thực vật sinh sống trong môi trường này. Các loài động vật sử dụng chúng làm thức ăn hoặc nơi trú ẩn buộc phải thích nghi với những thay đổi này, chuyển sang một hệ sinh thái khác hoặc là chịu diệt vong. Tương tự, những thay đổi này rồi cũng sẽ gây tác động đáng kể cho chúng ta.
Qua đây, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của cá mập trong việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe môi trường biển.
Rừng ngập mặn được coi là một giải pháp tự nhiên giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Hiệu quả lưu giữ carbon của rừng ngập mặn cao hơn rừng trên cạn đến ba lần. Lượng carbon đã hấp thụ được lưu giữ lại trong cây cối và trầm tích và trở thành “carbon xanh”. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có thể hấp thụ lượng carbon cao gấp 4 lần so với rừng trên cạn, dù mức độ bao phủ chỉ chiếm 0,1% diện tích bề mặt Trái đất.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học và hiệu quả cao nhất trên Trái đất. Rừng ngập mặn là môi trường sống quan trọng đối với các loài sinh vật biển như cá hồng, cá mập, lợn biển, cua v.v..., các loài này tương trợ nhau để sinh tồn.
Và đây là cách mà rừng ngập mặn cung cấp thức ăn cho các loài cá rạn san hô.
Hãy xem và tìm hiểu thêm về sự đa dạng sinh học.
Cùng tìm hiểu xem đối tác của MSIG đã xây dựng và triển khai các chính sách cũng như hoạt động kinh doanh như thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng như giúp tự nhiên phát triển.